Lộ trình học UI/UX Design

Tổng quan thị trường & ngành nghề

Chân dung nhân sự
UI/UX Design 

Kiến thức UI/UX hữu ích cho người mới

Thực tế, Ngành IT không hề khô khan như mà cũng có rất nhiều công việc cần đến sự sáng tạo, kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng thấu hiểu vấn đề của người dùng/khách hàng,...Không có chuyên môn về lập trình, bạn hoàn toàn có thể tự tin gia nhập ngành CNTT.

PHẦN 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG & ĐỊNH HƯỚNG CÔNG VIỆC

Những vị trí công việc điển hình trong ngành IT
(Nguồn: sách Người trong muôn nghề: Ngành IT có gì?)

* Công việc trong lĩnh vực IT không bó hẹp trong mảng lập trình như nhiều bạn vẫn lầm tưởng mà còn có nhiều vị trí hấp dẫn khác như: Thiết kế (Design), Làm sản phẩm (Product), Phân tích dữ liệu (Data Analysis), Đảm bảo chất lượng (QA, QC), Kiểm tra hệ thống (IT Helpdesk),...

* Thực tế, Ngành IT không hề khô khan như mà cũng có rất nhiều công việc cần đến sự sáng tạo, kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng thấu hiểu vấn đề của người dùng/khách hàng,...Không có chuyên môn về lập trình, bạn hoàn toàn có thể tự tin gia nhập ngành CNTT. 

UI/UX DESIGN - THIẾT KẾ GIAO DIỆN SẢN PHẨM & TỐI ƯU TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG chính là một trong những nghề sáng tạo đó. 

1.1. Bối cảnh thị trường ngành CNTT & UI/UX Design
1.2. Nhu cầu tuyển dụng ngành UI/UX Design tại Việt Nam hiện nay
Theo thống kê của Navigos Search năm 2022, tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành UI/UX tăng gần 500% so với năm 2019. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng trong thời kỳ đại dịch, thị trường UI/UX đã bước vào giai đoạn bình ổn. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của các ngành như tài chính, y tế và dịch vụ công đang tạo ra nhiều cơ hội tuyển dụng mới cho các chuyên gia UI/UX. Ví dụ, các lĩnh vực như tài chính, y tế và chính phủ đang đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, dẫn đến nhu cầu lớn về các chuyên gia UI/UX để cải thiện trải nghiệm người dùng. Ví dụ, các ngân hàng truyền thống đang cạnh tranh với các công ty fintech bằng cách tăng cường UX, trong khi các công ty y tế tập trung vào thiết kế giao diện người dùng thân thiện và dễ tiếp cận hơn.















Mặc dù nhu cầu tuyển dụng vẫn cao, thị trường cũng đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt ở các vị trí cấp Fresher/Junior. Điều này do một số nguyên nhân như:
- Sự gia tăng mạnh mẽ của các khóa học ngắn hạn về UI/UX đã tạo ra một lượng lớn ứng viên mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên, không phải tất cả các chương trình đào tạo này đều đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngành. Nhiều ứng viên chỉ nắm vững các kỹ năng cơ bản mà thiếu đi sự hiểu biết sâu rộng về quy trình tư duy thiết kế, điều này làm giảm giá trị của họ trong mắt các nhà tuyển dụng​.
- Đối với những người mới, Portfolio là yếu tố quan trọng giúp họ thể hiện kỹ năng và khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều ứng viên mới thường không biết cách xây dựng một Portfolio chất lượng. Họ thường tập trung vào việc mô tả quá trình thực hiện hơn là kết quả và tác động của dự án, điều mà các nhà tuyển dụng thực sự quan tâm​.
- Nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm thực tế hoặc đã từng tham gia vào các dự án thực tiễn. Đối với những người mới, việc thiếu kinh nghiệm thực tế là một rào cản lớn. Họ có thể hiểu lý thuyết và biết cách sử dụng các công cụ thiết kế, nhưng việc áp dụng những kiến thức này vào các tình huống thực tế thường gặp khó khăn.


Tóm lại, thị trường việc làm UI/UX tại Việt Nam năm 2024 vẫn đầy tiềm năng, nhưng để nổi bật trong thị trường cạnh tranh này, các ứng viên cần phải trang bị cho mình những kỹ năng hàng đầu và tạo ra các dự án chứng minh được khả năng của mình. Vậy kỹ năng đó là gì và làm thế nào để chứng minh năng lực? Cùng khám phá chi tiết trong những phần tiếp theo.

Theo báo cáo của TopDev trong năm 2023, mức lương trung bình của UI/UX Designer khoảng $943
(trong năm 2021 là $917).

MỨC LƯƠNG CỦA
UI/UX DESIGNER TẠI VIỆT NAM

1.3. Các loại mô hình làm việc cho UI/UX DESIGNER tại Việt Nam  
UI/UX Designer tại Việt Nam có thể trải nghiệm những môi trường làm việc đa dạng, gồm 7 loại mô hình làm việc dưới đây.
* Công ty truyền thống
* Công ty giải pháp phần mềm hoặc outsourcing
* Startup công nghệ giai đoạn đầu
* Startup công nghệ giai đoạn trưởng thành
* Agency
* Bigcorp/ Big Tech
* Freelance

Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong sự nghiệp của UI/UX Designer.
UX Designer là chiếc cầu nối giữa khách hàng và lập trình viên, là người giải mã những insight của khách hàng, dung hòa với mục tiêu kinh doanh và biến nó thành những tính năng, tương tác, giao diện cho sản phẩm số.

Người làm UX Designer sẽ đảm nhận những công việc ở giai đoạn đầu, mang tính chiến lược tổng quát, hay những công việc chi tiết như flow của sản phẩm phải như thế nào, các button màu gì… Ngoài việc nghiên cứu và thiết kế, đôi khi UX Designer cũng làm công việc phân tích dữ liệu và thử nghiệm để tối ưu hóa sản phẩm.

Sau quá trình này, #UI_Designer sẽ vào cuộc. UI sẽ tiến hành nghiên cứu và tiếp nhận các thông tin từ UX Designer, từ đó đưa ra thiết kế giao diện đồ họa cho phần mềm, các ứng dụng trên điện thoại và máy tính, các website gồm các yếu tố như màu sắc, hình ảnh, ngôn ngữ, phương thức sử dụng các tính năng, cách trình bày bố cục, sắp xếp layout của sản phẩm kỹ thuật số,… Ngoài ra, UI Designer cũng phụ trách các Digital Product.

Nói một cách khác, UI Designer đã tạo ra quá trình hướng dẫn người dùng một cách trực quan thông qua giao diện của sản phẩm.

Bước cuối cùng, sau khi đã thiết kế giao diện sản phẩm, UI/UX Designer sẽ tiến hành thử nghiệm sản phẩm (usability testing) để tìm ra các vấn đề mà người dùng gặp phải khi tương tác với sản phẩm. UI/UX Designer có thể cho người dùng sử dụng thử và quan sát quá trình sử dụng của họ, sau đó thu thập và phân tích các phản hồi để tạo ra UX tốt hơn.

Sau khi hoàn thành chuỗi công việc thú vị và quan trọng này, team tech sẽ thực hiện lập trình để chuyển sản phẩm từ ý tưởng sang sản phẩm thực tế.
1.5. Vị trí của UI/UX Designer trong team phát triển sản phẩm

Lộ trình phát triển sự nghiệp của UI/UX Designer ở 1 công ty lớn tại Việt Nam

1.6. Vị trí của UI/UX Designer trong team phát triển sản phẩm

PHẦN 2: YÊU CẦU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG ĐỐI VỚI ỨNG VIÊN UI/UX DESIGNER THEO TỪNG LEVEL

Xem chi tiết
1. Kiến thức - Kỹ năng chuyên môn
Kiến thức chuyên môn:
+ Có kiến thức cơ bản về quy trình thực hiện UI.
+ Có kiến thức về các quy tắc thiết kế cơ bản.
+ Có kiến thức cơ bản về 1 trong các ngôn ngữ thiết kế (design language của Google, Apple, Microsoft,.. như Material, Flat, Snow White, Metro,...).

- Kỹ năng chuyên môn:
+ Có khả năng đọc và hiểu được tài liệu yêu cầu về sản phẩm.
+ Có tư duy thẩm mỹ, cách phối hợp màu sắc và bố cục...
+ Có khả năng sử dụng 1 trong các công cụ thiết kế sản phẩm như: Figma, XD, Sketch, Adobe Illustrator, Photoshop.
+ Có kha năng ghi chú rõ ràng trong file thiết kế. 
+ Có khả năng tổ chức khoa học file thiết kế. 
+ Có khả năng sử dụng Design Systerm.

2. Năng lực - Kỹ năng mềm 
- Có khả năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc. 
- Có khả năng làm việc nhóm. 
- Tập trung vào chi tiết và chất lượng. 

3. Học vấn - Kinh nghiệm 
- Có kinh nghiệm từ 0-2 năm trong các dự án CNTT, ATTT với vai trò Designer.
Level 1: Junior Product Designer - UI
  •  
1. Kiến thức - Kỹ năng chuyên môn

- Kiến thức chuyên môn: 
+ Có kién thức cơ bản về quy trình thực hiện UX.
+ Có kiến thức về các quy tắc thiết kế cơ bản. 
+ Có kiến thức cơ bản về User Flow, Wireframe, Prototye.
+ Có kiến thức cơ bản về quy trình phỏng vấn người dùng. 
+ Có kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu người dùng: user interview, user surveys, A/B testing,... 
+ Có kiến thức cơ bản về phân tích dữ liệu. 
+ Có kiến thức cơ bản về phân tích đối thủ. 

- Kỹ năng chuyên môn:
+ Có tư duy thẩm mỹ, cách phối hợp màu sắc và bố cục. 
+ Có khả năng sử dụng 1 trong các công cụ thiết kế sản phẩm như: Figma, XD, Sketch, Adobe Illustrator, Photoshop.


2. Năng lực - Kỹ năng mềm 

- Có khả năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc. 
- Có khả năng làm việc nhóm. 
- Tập trung vào chi tiết và chất lượng. 


3. Học vấn - Kinh nghiệm

- Có kinh nghiệm từ 0-2 năm trong các dự án CNTT, ATTT với vai trò Designer. 










Level 1: Junior Product Designer - UX
  •  
  •  
1. Kiến thức - Kỹ năng chuyên môn

Như level trước và: 

- Kiến thức chuyên môn: 
+ Nắm vững kiến thức về User Flow, Wireframe, Protopye. 
+ Nắm vững kiến thức về design language. 
+ Nắm vững phong cách thiết kế của sản phẩm. 
+ Nắm vững kiến thức về User Flow, Wireframe, Protoype. 
+ Nắm vững kiến thức về phân tích đối thủ. 
+ Có kiến thức chuyên môn về các phương pháp nghiên cứu người dùng: user interview, user surveys, A/B Testing... 
+ Am hiểu kiến thức về phân tích dữ liệu. 
+ Có kiến thức cơ bản về test giao diện. 
+ Có hiểu biết về xu hướng thiết kế hiện đại. 
+ Có kiến thức cơ bản về tâm lý học và xã hội học. 
+ Có hiểu biết về thương hiệu của công ty, sản phẩm phụ trách.
 
- Kỹ năng chuyên môn: 
+ Sử dụng thành thạo 1 rong các công cụ thiết kế sản phẩm: Figma, XD, Sketch. 
+ Có khả năng xây dựng UI kit. 
+ Sử dụng thành thạo Design Systerm. 
+ Thành thạo các kỹ năng thực hiện các Survey, interview người dùng. x

2. Năng lực - Kỹ năng mềm 

Như level trước và:
- Có khả năng giao tiếp thuyết phục. 
- Có khả năng thuyết trình cho nhóm dưới 10 người. 
- Có kỹ năng tổng hợp báo cáo và trình bày khoa học, dễ hiểu. 
- Có khả năng thích ứng và linh hoạt. 

3. Học vấn - Kinh nghiệm 

- Có kinh nghiệm từ 2-4 năm trong các dự án CNTT, ATT với vai trò Designer. 




Level 2: Experienced Product Designer

  •  
  •  
  •  
1. Kiến thức - Kỹ năng chuyên môn

Như level trước và: 

- Kiến thức chuyên môn:
+ Có kiến thức cơ bản về html/css. 
+ Nắm vững các kỹ thuật khảo sát, phỏng vấn người dùng, usability testing. 
+ Nắm vững các kỹ thuật tổng hợp và phân tích thông tin. 
+ Nắm vững thiết kế tương tác. 
+ Nắm vững về các kỹ thuật đánh giá chất lượng thiết kế. 
+ Nắm vững về thương hiệu của công ty, sản phẩm phụ trách. 
+ Có kiến thức về các phương pháp, mectrics đánh giá mức độ hiệu quả UI/UX. 
+ Đã từng sử dụng hoặc nghiên cứu về Design System, ví dụ như Google Material,...

- Kỹ năng chuyên môn:
+ Có khả năng hiểu các yêu cầu kỹ thuật phức tạp và chắt lọc thành thiết kế có thể sử dụng được. 
+ Có khả năng xây dựng được các userflow phức tạp (flow lồng nhau với độ sâu lớn hơn 3 hoặc có flow phụ từ bên ngoài). 
+ Thành thạo text giao diện sản phẩm, đảm bảo sản phẩm hoàn thiện ra đúng thiết kế. 
+ Có khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng và các stakeholder. 
+ Thực hiện thành thạo Usability Testing, phân tích và sử dụng dữ liệu để tối ưu bản thiết kế. 

2. Năng lực - Kỹ năng mềm
- Có khả năng thuyết trình cho nhóm trên 10 người. 
- Có khả năng tư duy hệ thống và giải quyết vấn đề. 
- Có khả năng liên tục học hỏi và tìm kiếm cái mới. 
- Có kỹ năng mentor. 

3. Học vấn - Kinh nghiệm
- Có kinh nghiệm 4-6 năm trong các dự án CNTT, ATTT với vai trò UI/UX Designer. 
- Có kinh nghiệm quản lý dự án hoặc đảm nhận vai trò Key member trong dự án CNTT quy mô nhân sự vừa và nhỏ (3-40 người). 










Level 3: Senior Product Designer 

  •  
  •  
  •  
1. Kiến thức - Kỹ năng chuyên môn

Như level trước và:
- Có khả năng thiết lập và thay đổi quy trình thiết kế linh hoạt theo tình hình dự án để đảm bảo designer trong công ty làm việc hiệu quả nhất có thể. 
- Có kiến thức về đo lường tỷ lệ chuyển đổi (conversion), đo lường Graphics (bản đồ tương tác của user trên web hoặc ứng dụng). 
- Có khả năng hiểu định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của HST, từ đó xác định nhu cầu chuyển đổi, nâng cao trải nghiệm sử dụng sản phẩm của các đối tượng khách hàng trọng tâm ở cấp độ HST. 
- Có hiểu biết về phương hướng kinh doanh cũng như xu hướng của thị trường liên quan tới sản phẩm. 

2. Năng lực - Kỹ năng mềm 

- Có kỹ năng Tư duy hệ thống và giải quyết vấn đè. 
- Có khả năng đàm phán và thương lượng (thuyết phục, thay đổi nhận thức của những thành viên trong dự án/khách hàng). 
- Có khả năng thuyết trình trong nhóm trên 30 người. 

3. Học vấn - Kinh nghiệm 

- Có kinh nghiệm 6 năm trở lên trong các dự án CNTT, ATTT với vai trò UI/UX Designer. 
- Có kinh nghiệm quản lý dự án CNTT quy mô nhân sự trung bình (10-20 người). 
Level 4: Specialist Product Designer 

  •  
  •  
  •  
1. Kiến thức - Kỹ năng chuyên môn

Như Level trước và: 
- Có tầm nhìn về tương lai của trải nghiệm người dùng. 
- Có khả năng hiểu định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của tổ chức, từ đó xác định nhu cầu chuyển đổi, nâng cao trải nghiệm sử dụng sản phẩm của các đối tượng khách hàng trọng tâm ở cấp độ toàn công ty. 
- Có tư duy thiết kế toàn diện để giải quyết các trở ngại giữa mục tiêu kinh doanh và trải nghiệm người dùng.
- Có am hiểu sâu sắc về phương hướng kinh doanh cũng như xu hướng của thị trường liên quan tới sản phẩm. 

2. Năng lực - Kỹ năng mềm 

- Có khả năng tư duy chiến lược. 
- Có khả năng phát triển đội ngũ. 

3. Học vấn - Kinh nghiệm 

- Có kinh nghiệm 8 năm trở lên trong các dự án CNTT, ATT với vai trò UI/UX Designer. 
- Có kinh nghiệm quản lý dự án hoặc đảm nhận vai trò Key number trong dự án CNTT quy mô nhân sự lớn (trên 20 người). 
Level 5: Expert Product Designer

PHẦN 3: CÁC KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ UI/UX DESIGN CHO NGƯỜI MỚI

Cách tạo Portfolio chinh phục nhà tuyển dụng

Đối với UI/UX Designer, nhà tuyển dụng đặc biệt chú trọng tới Portfolio. Chuẩn bị cho bản thân Portfolio trước khi đi phỏng vấn, bạn không chỉ cho nhà tuyển dụng thấy được những sản phẩm, mà còn là quy trình thiết kế và tư duy giải quyết vấn đề của bản thân, đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng nhưng hay bị bỏ qua hoặc không được đầu tư đúng mực.

Những hiểu nhầm thường gặp của UI/UX Design

1. Chỉ designer & developer có background về IT mới chuyển hướng sang UI/UX Designer?
2. Làm UI/UX Designer lương rất cao?
3. Chỉ cần thuần thục các công cụ là có thể làm UI/UX?
4. Làm UI/UX Designer có thể thoả thức sáng tạo?

PHẦN 4: LỘ TRÌNH HỌC THIẾT KẾ UI/UX CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Không có một lộ trình học UI/UX nhất định nào dành cho tất cả những người muốn làm về thiết kế giao diện sản phẩm và tối ưu trải nghiệm người dùng. Tùy thuộc vào mục tiêu đầu ra của mỗi cá nhân mà sẽ có những chương trình học phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu, đang tìm hiểu và muốn dấn thân trong lĩnh vực UI/UX thì có thể tham khảo lộ trình học thiết kế UI/UX từ con số 0 đến khi on job thành công dưới đây.

TẠI SAO NÊN HỌC UI/UX DESIGN TẠI MINDX?

THAM KHẢO CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NGAY

VỀ CHÚNG TÔI

MindX Technology Schoolhệ sinh thái giáo dục công nghệ - khởi nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á. Chúng tôi cung cấp các chương trình học bám sát quy trình làm việc thực tế tại các doanh nghiệp và lộ trình học cá nhân hoá phù hợp với nền tảng và mục tiêu của mỗi người. Không chỉ đào tạo sâu về chuyên môn, học viên còn được trau dồi kỹ năng mềm và các kiến thức liên ngành để đáp ứng chân dung ứng viên nhà tuyển dụng yêu cầu hiện nay, tăng khả năng cạnh tranh khi đi xin việc, đủ nền tảng để "go global" - làm việc tại các công ty công nghệ toàn cầu.

HÀ NỘI
CƠ SỞ 1: Tầng 6, nhà C, toà nhà Chigamex, 22 Thành Công, Hà Nội.
CƠ SỞ 2: Tầng 2, 29T1 Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà,  Cầu Giấy, Hà Nội.
CƠ SỞ 3: Tầng 5, 71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
CƠ SỞ 4: Tầng 4, Toà B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
CƠ SỞ 5: Tầng 4, TTTM V+, 505 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

HỒ CHÍ MINH: 
CƠ SỞ 1: Lầu 9, Toà nhà International Plaza, số 343 Phạm Ngũ Lão, TP.HCM.
CƠ SỞ 2: Lầu trệt và Lầu 1, 223 Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
CƠ SỞ 3: Lầu trệt và Lầu 1, 618 đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP HCM.
CƠ SỞ 4: Tầng trệt và lẩu 1, Tòa nhà số 39 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
CƠ SỞ 5: Lầu 8, Tòa nhà Nam Giao, 261-263 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP HCM.
CƠ SỞ 6: Tầng 1, số 1 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM.
CƠ SỞ 7: Số490 Phạm Thái Bưởng, KĐT Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, Quận 7, TP HCM.
CƠ SỞ 8: Lầu 2, Toà nhà Khải Hoàn, 624 Lạc Long Quân, Phường 15, Quận 11, TP HCM.
CƠ SỞ 9: Lầu 2, 120-122 Phạm VănĐồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM.
CƠ SỞ 10: 99 Lê Văn Việt, Phường Tân Phú, Quận 9, Quận Thủ Đức, TP HCM.
CƠ SỞ 11: Tầng trệt và Tầng lửng L.01 Khối đế, Khu nhà ở LA ASTORIA, Số 383 đường Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM

các kênh liên hệ

HOTLINE: 02477705666
EMAIL: contact@mindx.edu.vn